Công trình chống xâm nhập mặn thiếu đồng bộ, lúa đông xuân không chết cũng ngắc ngoải
14/03/2024 - 17:27 330
Vụ đông xuân năm nay, bà Lê Thị Hiền tại đội 3, thôn 9, xã Triệu Vân, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị gieo 3 sào lúa (1.500m2). Tuy nhiên, lúa nảy mầm được 10 - 15 ngày thì thủy triều lên cao, xâm nhập vào cánh đồng khiến 2 sào bị chết trắng.
Sau vài lần gieo đi gieo lại nhưng không hiệu quả, bà Hiền phải đi mua mạ về cấy. Thế nhưng, không phải ai cũng may mắn như bà Hiền, có thể mua được mạ. Nhiều thửa ruộng đã phải bỏ hoang, cỏ cũng không mọc nổi.

“Tôi mua mạ về cấy gần đủ 2 sào rồi nhưng không biết có phát triển được không! Nhiều hộ phải bỏ hoang vì gieo và cấy dặm đều không được. Năm nay, mặn xâm nhập sớm và khốc liệt hơn những năm trước khiến người dân đứng ngồi không yên, không biết lấy gì ăn trong những ngày tới vì ở đây chỉ sản xuất được 1 vụ lúa”, bà Hiền than thở.
Theo quan sát của phóng viên, không chỉ cánh đồng đội 3 mà cánh đồng đội 4 thuộc thôn 9 và các thôn 7, 8 cũng rơi vào tình cảnh tương tự. Nhiều thửa ruộng bị chết trắng, không còn một cây lúa. Những thửa ruộng vàn cao, ít ảnh hưởng của nước mặn hơn nhưng cây lúa cũng ngắc ngoải, lá úa và khô dần, rễ không thể phát triển.
Bà Đặng Thị Thai, thôn 8, xã Triệu Vân vừa phá bỏ một phần diện tích lúa bị chết để chuyển sang trồng khoai lang. Theo bà Thai, gần như năm nào xâm nhập mặn cũng ghé thăm cánh đồng thôn 8 và thường xuất hiện vào dịp cuối năm kéo đến tháng 3, tháng 4 năm sau. Đây cũng là thời điểm lúa đông xuân vừa được gieo cấy, chuyển sang thời kỳ đẻ nhánh, làm đòng. Tuy nhiên, thời điểm này những năm trước, mức độ xâm nhập mặn không khốc liệt như năm nay.

Năm nay, bà gieo 5 sào lúa thì hiện đã có 4 sào bị chết, một phần diện tích chuyển sang trồng khoai lang. Tuy nhiên, cây khoai lang cũng không chịu nổi mặn nên dù đã trồng gần nửa tháng nay vẫn chưa bén rễ.
Những năm trước, vào thời điểm này, diện tích lúa bị ảnh hưởng vì nhiễm mặn tại xã Triệu Vân chỉ khoảng 80ha. Tỷ lệ lúa chết những năm trước không cao. Tuy nhiên, vụ đông xuân 2023 - 2024, toàn xã đã có trên 100ha lúa bị ảnh hưởng, trong đó có 50ha bị chết với tỷ lệ cao. Chính quyền địa phương dù lo lắng nhưng lực bất tòng tâm.

“Toàn xã có hơn 100ha lúa bị ảnh hưởng, trong đó có 50ha bị chết và gần như sẽ mất trắng. Chúng tôi khuyến cáo bà con, nếu lúa chết với tỷ lệ thấp thì cấy dặm lại, tăng cường chăm bón để kích thích cây lúa phát triển. Những diện tích bị chết trắng thì cần chuyển sang các loại cây trồng khác như khoai lang, dưa gang và các loại hoa màu khác”, ông Hồ Thiện Thành, công chức địa chính – nông nghiệp xã Triệu Vân cho hay.
Ngóng chờ công trình chống xâm nhập mặn

Cũng theo ông Hồ Thiện Thành, Xu hướng thủy triều ngày càng dâng cao. Triệu Vân hiện chưa có hệ thống thủy lợi tưới tiêu chủ động. Địa hình thấp lại gần biển, hệ thống van ngăn mặn, giữ ngọt chưa được đầu tư đồng bộ nên ngăn được chỗ này thì nước mặn tràn qua chỗ khác, xâm nhập ngày càng sâu vào đất canh tác của người dân.

Ông Thành dẫn chúng tôi đi xem tuyến đê ngăn mặn được xây dựng cách đây vài năm và cho biết thêm, công trình này có van đóng mở và hoạt động hiệu quả. Từ khi công trình vận hành, đội 1, 2 thuộc thôn 9 đã giảm được tình trạng xâm nhập mặn nên năng suất lúa nâng lên đáng kể. Tuy nhiên, đội 1, 2 của thôn 9 được hưởng lợi thì các thôn khác trong xã lại đối mặt với tình hình xâm nhập mặn ngày càng khốc liệt hơn.
Theo quan sát của phóng viên, tuyến đê đi qua các cánh đồng của đội 3, 4 thôn 9 và các thôn 7, 8 vừa thấp, cống ngăn mặn lại không có van đóng mở. Vì vậy, mỗi khi mặn xâm nhập, người dân ở đây lại phải đóng bao tải cát để ngăn. Tuy nhiên, nước vẫn thẩm thấu qua các bao tải cát; nhiều thời điểm, nước vượt các bao tải cát này và xâm nhập vào các cánh đồng.
Đại diện phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Triệu Phong cho biết, địa phương này có một số xã bãi ngang hàng năm đều chịu ảnh hưởng của hạn mặn như Triệu Vân, Triệu An, Triệu Giang, Triệu Thượng, Triệu Độ, Triệu Phước… với tổng tiện tích từ 150 - 200ha. Tuy nhiên, đến thời điểm này, xã Triệu Vân là địa phương đầu tiên trong toàn huyện chịu ảnh hưởng của hạn mặn.

-
Hơn 2.000 hợp tác xã nông nghiệp có sản phẩm đạt OCOP03/03/2025 - 11:36
Chương trình OCOP đã góp phần thay đổi diện mạo kinh tế nông thôn, trong đó, hợp tác xã nông nghiệp đóng vai trò quan trọng khi trở thành chủ thể chính của hơn 2.000 sản phẩm được công nhận.
-
Xuất khẩu Nông Sản Việt Nam Năm 2024: Kỷ Lục Mới và Tầm Quan Trọng Đối Với Kinh Tế Quốc Gia03/03/2025 - 11:36
Năm 2024, ngành nông nghiệp Việt Nam đã đạt được một cột mốc đáng nhớ khi xuất khẩu nông sản ghi nhận kim ngạch kỷ lục. Thành công này đến từ sự vượt qua khó khăn về thiên tai, biến động thị trường và sự nỗ lực của các doanh nghiệp và người nông dân. Xuất khẩu nông sản đã đóng góp lớn vào sự phát triển của nền kinh tế quốc gia, mang lại thu nhập ổn định cho hàng triệu người dân và gia tăng vị thế Việt Nam trên thị trường toàn cầu.
-
Agribank Triển Khai Gói Vay Liên Kết Sản Xuất Lúa Gạo Phát Thải Thấp03/03/2025 - 11:36
Ngân hàng Agribank vừa triển khai gói vay hỗ trợ sản xuất lúa gạo phát thải thấp. Đây là một bước tiến quan trọng trong việc thúc đẩy nông nghiệp bền vững, giảm phát thải khí nhà kính và bảo vệ môi trường. Gói vay này không chỉ giúp nông dân tiếp cận nguồn vốn thuận lợi mà còn góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm lúa gạo, đáp ứng nhu cầu thị trường quốc tế về sản phẩm nông sản sạch và an toàn.
-
Nông Nghiệp Thông Minh 4.0: Tăng Năng Suất Và Tiết Kiệm Chi Phí Nhờ Tự Động Hóa03/03/2025 - 11:36
Nông nghiệp thông minh đang trở thành xu hướng tăng trưởng bám sát công nghệ 4.0 nhờ vào các giải pháp tự động hóa được áp dụng trong trồng trọt và chăn nuôi. Nhờ đó, người nông dân không chỉ giảm thiểu công lao động mà còn nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. Vậy cùng tìm hiểu các giải pháp tự động hóa này nhé!